CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, MÃ SỐ KX.07/21-30 “Nghiên cứu đổi mới quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”

Đăng ngày 20 - 12 - 2023
100%

Ngày 05/12/2022, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2454/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu đổi mới quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”, mã số KX.07/21-30. Với các nội dung chính như sau:

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030, MÃ SỐ KX.07/21-30

“Nghiên cứu đổi mới quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”

      Ngày 05/12/2022, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2454/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình khoa học xã hội và nhân văn cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 “Nghiên cứu đổi mới quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam”, mã số KX.07/21-30. Với các nội dung chính như sau:

  1. Mục tiêu chương trình

Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn làm sáng tỏ những vấn đề mới về mô hình quản lý khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) phù hợp thông lệ quốc tế và điều kiện thực tế Việt Nam, góp phần phục vụ kịp thời công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2030.

Mục tiêu cụ thể:

  1. Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm trong nước và quốc tế làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn, căn cứ đề xuất các giải pháp đổi mới mô hình quản lý và hoàn thiện thể chế quản lý KH,CN&ĐMST tại Việt Nam; góp phần cụ thể hóa và triển khai thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030.
  2. Nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận mới về nội hàm và mô hình quản lý KH,CN&ĐMST, thể chế và các điều kiện cần thiết để phát huy vai trò động lực của KH,CN&ĐMST trong phát triển kinh tế xã hội nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng và hoạch định đường lối, chính sách của Nhà nước trong giai đoạn tới, phục vụ xây dựng các văn kiện trình Đại hội XIV, Đại hội XV của Đảng.
  3. Đề xuất được các quan điểm, định hướng và giải pháp đổi mới, hoàn thiện mô hình, thể chế quản lý KH,CN&ĐMST; các (khung) chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý KH,CN&ĐMST phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế Việt Nam; góp phần hoàn thiện thể chế và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý KH,CN&ĐMST nhằm thúc đẩy và phát huy vai trò động lực của KH,CN&ĐMST phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
  4. Nội dung chính của chương trình
  5. Các vấn đề lý luận chung, kinh nghiệm quốc tế về phát triển và quản lý KH,CN&ĐMST
  6. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về KH,CN&ĐMST ở Việt Nam và đề xuất các định hướng, giải pháp đổi mới và hoàn thiện trong bối cảnh mới
  7. Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị hoạt động KHCN&ĐMST trong doanh nghiệp ở Việt Nam và đề xuất các định hướng chính sách
  8. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng về quản lý KH,CN&ĐMST và đề xuất định hướng, giải pháp đổi mới và hoàn thiện.
  9. Tổng hợp các kết quả nghiên cứu của Chương trình và đề xuất các mô hình, giải pháp tổng thể và giải pháp cụ thể nhằm đổi mới quản lý nhà nước về KHCN&ĐMST ở nước ta trong bối cảnh mới.
  10. Dự kiến sản phẩm của chương trình

- Các báo cáo, sản phẩm khoa học cung cấp luận cứ để đổi mới, hoàn thiện công tác quản lý KH,CN&ĐMST, góp phần triển khai thành công Chiến lược phát triển KH,CN&ĐMST giai đoạn 2021-2030; cung cấp luận cứ cho việc xây dựng văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV, Đại hội Đảng lần thứ XV về phát triển KH,CN&ĐMST.

- Các báo cáo, sản phẩm khoa học cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác xây dựng, ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, qui trình, đề xuất mô hình quản lý KH,CN&ĐMST của Việt Nam và hướng dẫn quản lý KH,CN&ĐMST các bộ, ngành, địa phương phục vụ mục tiêu phát triển đất nước.

- Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu của Chương trình và đề xuất định hướng, chính sách, giải pháp đổi mới, hoàn thiện mô hình quản lý KH,CN&ĐMST; công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KH,CN&ĐMST đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Các bài báo khoa học công bố trong nước và quốc tế, các sách chuyên khảo; dự thảo (khung) các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, tài liệu về quản lý KH,CN&ĐMST; kết quả đào tạo nghiên cứu sinh, thạc sỹ chuyên ngành về quản lý KH,CN&ĐMST; kết quả đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ làm công tác quản lý KHCN&ĐMST ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức KH&CN.

  1. Yêu cầu đối với sản phẩm khoa học của chương trình

- Đáp ứng được yêu cầu đặt hàng cụ thể cho từng đề tài; bảo đảm có tính mới, tính kế thừa về khoa học; khả thi thực hiện chuyển giao và ứng dụng để phục vụ xây dựng và ban hành chủ trương, chính sách phát triển KH,CN&ĐMST, phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học.

- Các sản phẩm của chương trình đảm bảo tính liêm chính trong học thuật, được công bố, đăng tải và quản lý theo đúng qui trình hiện hành về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia.

  1. Chỉ tiêu đánh giá của chương trình
  2. Về ứng dụng vào thực tiễn

- 50% số nhiệm vụ nghiên cứu có kết quả (các kiến nghị, giải pháp, mô hình và sản phẩm khoa học khác) đóng góp trực tiếp, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;

- 80% số nhiệm vụ có kết quả (các kiến nghị, giải pháp, công cụ đánh giá, mô hình và sản phẩm khoa học khác) góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý, chính sách ở bộ, ngành, địa phương, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp,

- 60% số nhiệm vụ có kết quả cung cấp những luận giải cho việc nâng cao nhận thức lý luận và thực tiễn, góp phần phát triển khoa học quản lý.

- Bộ tài liệu giảng dạy và học tập của chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ quản lý KH,CN&ĐMST.

  1. Về trình độ khoa học

- 100% số nhiệm vụ có kết quả được công bố trên các tạp chí khoa học thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính điểm của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành được phê duyệt theo Quyết định của Hội đồng giáo sư nhà nước.

- 40% số nhiệm vụ có bài báo quốc tế đăng trên các tạp chí thuộc danh mục Web of Science/Scopus.

- Ít nhất 80% đề tài có kết quả được xuất bản thành sách.

  1. Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực

- 80% số nhiệm vụ có hỗ trợ hoạt động đào tạo sau đại học; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KH,CN&ĐMST.

Download Quyết định số 2454/QĐ-BKHCN ngày 05/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tại link:

https://drive.google.com/file/d/1UpG-D0yxDsPZOfPUdzs6WH-KZbT-r1QZ/view?usp=sharing.

<

Tin mới nhất

Thông tin về nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh chuẩn bị nghiệm thu(30/05/2024 3:47 CH)

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tại huyện Hoằng Hoá(25/05/2024 3:33 CH)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THÚC ĐẨY QUAN HỆ NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP, KẾT NỐI NGUỒN LỰC NĂNG CAO...(14/05/2024 5:01 CH)

PHIÊN HỌP THỨ NHẤT - HỘI ĐỒNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA ĐỂ XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ KH&CN CẤP...(23/01/2024 4:05 CH)

Hội thảo Khoa học đánh giá cơ sở khoa học của việc xây dựng Đề án thành lập Khu công nghệ cao...(20/12/2023 4:27 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
123 người đã bình chọn
2225 người đang online