Tin hoạt động của Sở
THÔNG ĐIỆP NGÀY SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI NĂM 2021 (22/04/2021)

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v... Rất nhiều người quan tâm đến sở hữu trí tuệ (IP) - bao gồm bản quyền, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa. Nhưng vẫn còn nhiều người khác xem những việc này là của doanh nghiệp hay pháp luật, ít quan hệ đến cuộc sống của họ.

THÔNG ĐIỆP NGÀY SỞ HỮU TRÍ TUỆ THẾ GIỚI NĂM 2021

Sở hữu trí tuệ, hay có khi còn gọi là tài sản trí tuệ, là những sản phẩm sáng tạo của bộ óc con người. Ðó có thể là tác phẩm văn học, âm nhạc, phần mềm máy tính, phát minh, sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, v.v...

Rất nhiều người quan tâm đến sở hữu trí tuệ (IP) - bao gồm bản quyền, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu hàng hóa. Nhưng vẫn còn nhiều người khác xem những việc này là của doanh nghiệp hay pháp luật, ít quan hệ đến cuộc sống của họ.

Tại sao ngày nay vấn đề quyền sở hữu trí tuệ lại được quan tâm mạnh mẽ đến vậy?

Đó là do sự thay đổi trong cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá. Ở thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông dân bỏ ra. Đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần thay thế lao động cơ bắp trong tỷ lệ giá trị hàng hoá. Ngày nay, khi mà nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Một container máy điện thoại di động có giá trị lớn hơn một container xe máy, và càng lớn hơn giá trị của một container sắn lát. Do vậy, quyền sở hữu trí tuệ càng được người ta chú trọng bảo vệ.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội nhưng cũng là thách thức trong phát triển giá trị quyền sở hữu trí tuệ (SHTT). Quyền SHTT sẽ trở thành công cụ quyết định sức mạnh cạnh tranh của công nghệ đối với các chủ thể khiến mọi tổ chức, doanh nghiệp phải tìm cách tạo ra, nắm và sở hữu tài sản trí tuệ để phát triển bền vững.

Đối với doanh nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ là tài sản vô hình của doanh nghiệp - ngày càng khẳng định vai trò là yếu tố cơ bản tạo nên giá trị của doanh nghiệp và tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, giá trị tài sản trí tuệ ngày càng lớn hơn so với giá trị các tài sản hữu hình khác, điều này được minh chứng qua các tập đoàn đa quốc gia như Apple, Google, IMB. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ. Tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa có chiều hướng thuyên giảm. Nhiều hàng hóa trong nước có uy tín bị làm giả, làm nhái. Điều này gây thiệt hại cho người tiêu dùng, xâm phạm quyền của các chủ sở hữu, làm cho các doanh nghiệp sụt giảm về doanh số và lợi nhuận.

Ở Việt Nam hiện nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của SHTT. Tuy nhiên, có một số tổ chức, cá nhân đã quan tâm đến hoạt động SHTT nhưng chưa biết cách khai thác giá trị của loại tài sản này, vì vậy sau khi được cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đã cất văn bằng trong ngăn tủ và khiến văn bằng chưa góp phần gia tăng giá trị của sản phẩm và dịch vụ, cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hơn lúc nào hết các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần sử dụng SHTT như động lực cho đổi mới sáng tạo, thúc đẩy thương mại và đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đối với các doanh nghiệp trong nước, cần chú trọng đăng ký SHTT nếu có sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp. Đồng thời, cần có có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp, hiệp hội và cơ quan quản lý nhà nước để ngăn chặn hành vi vi phạm SHTT một cách kịp thời, hạn chế thiệt hại cho doanh nghiệp.

Tóm lại, bảo hộ quyền SHTT là yếu tố cốt lõi góp phần tạo nên thành công của doanh nghiệp. Việc toàn cầu hóa tại các thị trường quốc tế, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh dù hoạt động trong lĩnh vực nào thì việc xác lập bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu là yếu tố sống còn của chính doanh nghiệp.

Tháng 10 năm 1999, Đại Hội đồng WIPO đã thông qua tuyên bố lấy ngày 26 tháng 4 là ngày Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ (WIPO) bắt đầu có hiệu lực (26/4/1970) - làm Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới.

Mỗi năm, WIPO và các nước thành viên tổ chức chào mừng Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới với nhiều hoạt động, sự kiện và chiến dịch. Những hoạt động này nhằm nâng cao sự hiểu biết của công chúng về ý nghĩa thực sự của sở hữu trí tuệ và vai trò của hệ thống sở hữu trí tuệ trong việc phát triển không chỉ âm nhạc, nghệ thuật và giải trí mà còn trong tất cả các sản phẩm và đổi mới công nghệ giúp làm thay đổi thế giới của chúng ta.

Mục tiêu của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của sáng chế, quyền tác giả, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp,…tới cuộc sống thường nhật; Tăng cường hiểu biết về vai trò của việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ đối với việc thúc đẩy, khuyến khích hoạt động sáng tạo và đổi mới; Tôn vinh hoạt động sáng tạo và những thành quả mà các nhà sáng chế đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển của xã hội trên phạm vi toàn cầu; Khuyến khích sự tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của những người khác.

Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới là một cơ hội lớn để thu hút mối quan tâm của công chúng cũng như các phương tuyên truyền thông tới các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ. Từ năm 2001 đến nay, vào ngày 26 tháng 4 hàng năm, tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới cùng các nước thành viên đã tổ chức kỷ niệm Ngày sở hữu trí tuệ với nhiều hoạt động có ý nghĩa. Cùng với thông điệp của Tổng giám đốc WIPO, mỗi năm Ngày sở hữu trí tuệ thế giới đều có một chủ đề xoay quanh hoạt động sáng tạo và đổi mới.

Chủ đề của Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm nay là “Doanh nghiệp nhỏ và vừa với Sở hữu trí tuệ: Mang ý tưởng của bạn đến với thị trường”

Thông điệp Ngày Sở hữu trí tuệ Thế giới năm 2021

Mỗi hoạt động kinh doanh bắt đầu từ một ý tưởng. Mỗi trong số hàng triệu doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động hằng ngày trên khắp trái đất đã bắt đầu từ một ý tưởng hình thành trong tâm trí một ai đó và tìm cách đưa ý tưởng đó ra thị trường.

Khi được nuôi dưỡng và làm phong phú bằng sự khéo léo, bí quyết kỹ thuật và tài năng, một ý tưởng sẽ trở thành một tài sản trí tuệ có thể dẫn hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp, sự phục hồi của nền kinh tế và sự tiến bộ của nhân loại.

Những bộ óc sáng tạo trên khắp thế giới - các kiến trúc sư, nghệ sĩ, nghệ nhân, nhà thiết kế, kỹ sư, doanh nhân, nhà nghiên cứu, nhà khoa học và nhiều những người khác - đưa ra những ý tưởng mới mỗi ngày. Từ nghệ thuật đến trí tuệ nhân tạo, từ thời trang đến nông nghiệp, từ năng lượng tái tạo đến bán lẻ, từ truyền hình đến du lịch, và từ thực tế ảo đến các trò chơi video, chỉ mới là một vài cái tên.

Một số ý tưởng của họ chuyển thành các sản phẩm và dịch vụ mà chúng ta muốn mua. Một số khác thì không làm được. Hành trình đến thị trường có thể rất rủi ro. Nhưng với việc chú trọng vào quyền sở hữu trí tuệ, các doanh nghiệp có thể dự đoán, điều hướng và quản lý tốt hơn nhiều khúc quanh mở đường cho thương mại hoá.

Ở thời điểm khi nhu cầu phục hồi nền kinh tế đang ở mức cao, Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2021 thắp sáng vai trò quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế và cách mà các doanh nghiệp này có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để xây dựng doanh nghiệp mạnh hơn, cạnh tranh hơn và có sức bền hơn.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa là trụ cột của nền kinh tế quốc gia. Họ cung cấp hàng hoá và dịch vụ mà chúng ta cần hằng ngày; họ tạo ra những đổi mới đột phá và những sáng tạo đầy cảm hứng, và họ tạo ra việc làm; một số sẽ trở thành các doanh nghiệp hàng đầu thế giới của ngày mai.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 90% số doanh nghiệp trên thế giới, sử dụng khoảng 50% lực lượng lao động toàn cầu và tạo ra tới 40% thu nhập quốc dân ở nhiều nền kinh tế mới nổi, hơn thế nữa, nếu bạn tính đến cả các doanh nghiệp phi chính thức.

Mỗi doanh nghiệp đều đã lên một ý tưởng và kết hợp nó với sự khéo léo để sáng tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mà người tiêu dùng mong muốn. Và mỗi doanh nghiệp có thể sử dụng quyền sở hữu trí tuệ để bảo vệ và tạo ra giá trị từ các tài sản của mình. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không biết rằng họ đang nắm giữ tài sản trí tuệ hoặc rằng nó có giá trị. Điều này có nghĩa là, nhiều doanh nghiệp đang bỏ lỡ cơ hội cải thiện vị thế và tăng trưởng. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi các doanh nghiệp hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ, và khi họ có được và quản lý quyền sở hữu trí tuệ thì họ sẽ làm tốt hơn.

Nếu bạn là người mới bước vào thế giới sở hữu trí tuệ, Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 2021 là cơ hội để tìm hiểu cách mà các công cụ của hệ thống sở hữu trí tuệ - nhãn hiệu, kiểu dáng, quyền tác giả, sáng chế, bí mật thương mại, chỉ dẫn địa lý, và nhiều hơn nữa - có thể hỗ trợ bạn khi đưa các ý tưởng của bạn ra thị trường.

Với quyền sở hữu trí tuệ, bạn có thể biến một ý tưởng thành cơ hội kinh doanh, tạo ra giá trị, tạo việc làm và làm phong phú thêm sự lựa chọn các sản phẩm có sẵn cho người tiêu dùng. Với quyền sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp của bạn có thể phát triển và cộng đồng của bạn có thể phát triển. Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2021 cũng nêu bật vai trò trung tâm của WIPO và các cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia và khu vực trên toàn thế giới trong việc tạo các điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng tới đổi mới và sáng tạo, đẩy mạnh phục hồi nền kinh tế và tạo ra việc làm.

Hãy cùng chúng tôi tôn vinh sự khéo léo và sự sáng tạo ẩn chứa trong mỗi doanh nghiệp nhỏ và vừa, sự dũng cảm của họ tạo ra khác biệt và những đóng góp trong việc nâng cao cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Hãy hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trên đất nước mình./.

                                                                               Vũ Thị Hà

                                                                                 PTP. Quản lý Chuyên ngành

In tin   


Các tin khác:
 Đẩy mạnh các phong trào thi đua trong Ngành khoa học và công nghệ  (11/03/21)
 Để khoa học và công nghệ thực sự là khâu đột phá trong phát triển (18/01/21)
 Hội nghị tập huấn nghiệp vụ phát triển doanh nghiệp KH&CN và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2020 tỉnh Thanh Hóa  (29/07/20)
 Hội nghị tập huấn, đào tạo An toàn bức xạ tại Thanh Hóa (12/06/20)
 HỘI ĐỒNG KH&CN TỈNH THANH HÓA TỔ CHỨC KỲ HỌP LẦN THỨ NHẤT NĂM 2020 (21/04/20)
 PHÁT HUY SỨC MẠNH TUỔI TRẺ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THANH HÓA TRONG THÁNG THANH NIÊN NĂM 2020 (14/04/20)
 ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÌ MỘT TƯƠNG LAI XANH  (25/03/20)
 GIỚI THIỆU THÔNG TƯ SỐ 22/2019/TT-BKHCN NGÀY 20/12/2019 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (12/03/20)
  BIỆN PHÁP MỚI TRONG BẢO ĐẢM ĐO LƯỜNG, CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU Ở THANH HÓA (31/01/20)
 HỘI NGHỊ TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2019, TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM 2020 (14/01/20)
 THÔNG BÁO THAM GIA CHỢ CÔNG NGHỆ VÀ THIẾT BỊ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (TECHMART MEKONG 2019) (17/10/19)
  HỘI NGHỊ TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2019 (09/10/19)
 THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRÌNH DIỄN, KẾT NỐI CUNG CẦU CÔNG NGHỆ TẠI GIA LAI (09/10/19)
 HỘI NGHỊ "TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KH&CN VÀ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NĂM 2019" (19/09/19)
 TẬP HUẤN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NỘI BỘ THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2015 VÀO HOẠT ĐỘNG CỦA UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA NĂM 2019 (30/08/19)
 Rss Reader
Không kết nối được với RSS này!
SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THANH HÓA
Địa chỉ: 17 Hạc Thành, P Ba Đình, Thành phố Thanh Hoá, Điện thoại: 0237 3852 590; Fax: 0237 3853513
Trưởng ban biên tập: Trần Duy Bình - Giám đốc Sở